Khi kinh doanh thực phẩm, nhiều cá nhân và hộ kinh doanh thường thắc mắc liệu mình có bắt buộc phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Trên thực tế, pháp luật có quy định một số trường hợp được miễn loại giấy phép này. Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng An sẽ giúp bạn làm rõ những trường hợp không cần xin giấy phép ATTP, căn cứ pháp lý liên quan và lưu ý để tránh bị xử phạt không đáng có.
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Xem thêm: Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI LUẬT HOÀNG AN
Luật Hoàng An là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo quy trình NHANH CHÓNG, ĐÚNG LUẬT VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ. Đến với Luật Hoàng An, Quý Khách hàng sẽ nhận được những gì?
- Tư vấn chuyên sâu: Đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật sẽ đưa ra giải pháp tối ưu nhất;
- Nhanh chóng, chính xác: Tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính hợp pháp trong mọi thủ tục;
- Chi phí minh bạch: Cam kết không phát sinh chi phí ngoài hợp đồng;
- Bảo mật thông tin: Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật tuyệt đối;
- Hỗ trợ tận tâm: Đồng hành cùng bạn, lắng nghe và giải quyết mọi vấn đề.
Xem thêm: Thủ tục xin phép vệ sinh an toàn thực phẩm
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Bán đồ ăn online thì có cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Trả lời: Nếu bạn có chế biến, nấu nướng thực phẩm tại nhà (dù bán online), thì vẫn phải xin giấy phép. Trường hợp chỉ bán hàng bao gói sẵn, không chế biến, có thể được miễn giấy phép theo quy định.
2. Cửa hàng tạp hóa bán bánh kẹo, nước ngọt có cần xin giấy phép không?
Trả lời: Không. Nếu bạn chỉ bán thực phẩm bao gói sẵn, có nhãn mác đầy đủ và không chế biến tại chỗ thì không bắt buộc phải xin giấy phép ATTP.
3. Mở quán ăn nhỏ, không đăng ký kinh doanh thì có bị phạt nếu không có giấy phép?
Trả lời: Có. Dù không đăng ký kinh doanh, nếu bạn chế biến, phục vụ thực phẩm tại chỗ thì vẫn thuộc đối tượng phải xin giấy phép VSATTP. Trường hợp vi phạm có thể bị xử phạt hành chính.
4. Thời hạn của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?
Trả lời: Thông thường là 03 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn, bạn cần xin cấp lại nếu vẫn tiếp tục kinh doanh.
5. Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mất bao lâu?
Trả lời: Thời gian thực hiện dao động từ 20 ngày làm việc tùy từng địa phương và hồ sơ.
Một số trường hợp được miễn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng cần hiểu rõ để tránh bị xử phạt. Nếu bạn chưa chắc cơ sở mình có cần giấy phép hay không, hãy liên hệ Luật Hoàng An để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ thủ tục nhanh chóng, đúng luật.
Bình luận: